Đây cũng là lần thứ hai con trai được xuất ngoại, sau chuyến thăm Singapore lần đầu vào lúc 2,5 tuổi.
Tranh thủ những ngày Tết 2018 được nghỉ khá lâu, tôi đã cùng Bingo lên đường. Chuyến đi kéo dài 7 ngày 6 đêm.
Hành trình của chúng tôi trải dài qua các vùng đất: Yangon - Bagan - Mandalay - Inle Lake.
Bài viết ghi vội những mảnh ký ức góp nhặt...
-----------------
Ngày 1: Sài Gòn - Yangon
Tôi chọn chuyến bay của buổi sáng mùng 3 Tết Mậu Tuất, để Go có được một ngày nghỉ ngơi lấy lại sức sau ngày mùng 1 chúc Tết, vui chơi hết mình cùng gia đình.
Chiếc máy bay nhỏ xíu của VNA đưa tôi và cậu nhóc đến sân bay Yangon trong tiết trời không mấy mát mẻ lắm. Nhưng đây đã được gọi là mùa đẹp nhất năm của đất nước Myanmar này rồi.
Đáp máy bay, sau khi thực hiện những thủ tục cần thiết như thông quan, đổi tiền, mua sim 3G, tôi book ngay một chiếc taxi để thực hiện city tour ngay trong ngày. Anh chàng bán tour chào tôi bằng hai thứ tiếng: “Xin chào” rồi tiếp theo là “Min ga la ba”. Giá tour là 50 USD (dù xem trên review chỉ là 25 USD nhưng tôi trả giá liên tục vẫn chỉ giảm được tới mức đó) và tôi trả luôn bằng đô la Mỹ cho nó gọn.
Điểm đến đầu tiên là chợ đá quý Boyoke. Các quầy hàng bán đá quý rất đẹp, có hỗ trợ máy cà thẻ hẳn hoi. Chúng tôi dạo vòng quanh chợ, cho cậu nhóc săn ảnh, rồi cùng tạt vào một quán cafe ở chợ. À trong lồng chợ có hẳn một khu bán đồ ăn nhìn rất hấp dẫn, nhưng hai mẹ con đã ăn khá no trê máy bay rồi nên không nếm thử. Nhưng ở đây mọi người rất thân thiện. Tôi không ăn, chỉ hỏi tìm mua kem cho Go thôi nhưng mọi người đều chỉ rất nhiệt tình.
Đến đây, tôi có được dặn nên uống thử trà sữa của Myanmar. Cũng muốn thử nhưng sợ Go đau bụng nên bỏ qua phần này. Ấy vậy mà cậu nhóc cũng đau bụng thật, nguyên nhân từ ly cafe sữa trong lồng chợ. ^^
Hai mẹ con ở chợ |
Nhà sư ở khắp nơi. |
Một loại đàn truyền thống |
Xe tiếp tục đưa chúng tôi đến với ngôi chùa được mệnh danh là bảo vật quốc gia của Myanmar - chùa Shwedagon. Đây là lúc mà cậu nhóc bị mệt thật sự. Đau bụng và ngồi trong xe nóng hầm hập đã làm con bị như vậy. Hiểu ý, tôi ngồi bệt dưới một bóng mát rồi cho con nằm lên chân trong vòng 15 phút. Lát sau con bảo đau bụng và muốn đi vệ sinh. Rất may mắn nhà vệ sinh ở đây rất sạch sẽ. Sau khi đi xong, tôi cho con uống men tiêu hóa, Go lại ngồi nghỉ tầm 10 phút nữa mới bắt đầu đi tham quan chùa.
Điểm thích nhất ở chùa là toàn bộ khuôn viên dù rất rộng nhưng đều được lát gạch mát lạnh, và tòa tháp chính dát vàng lấp lánh trong ánh mặt trời. Go được gõ chuông chùa và rất thích thú với việc này. Trong chùa lúc nào cũng rì rầm tiếng đọc kinh.
Đứng dưới gốc bồ đề rợp mát, con thích thú reo lên: “À đây rồi. Chỗ này Phật ngồi thiền rồi lên trời nè.”
Xe lại đưa mẹ con tôi đi tham quan khu trung tâm của Yangon. Nơi đây chúng tôi chiêm ngưỡng tòa nhà hành chính của thủ đô, dạo vào ngôi chùa gần đó rồi ra ngoài chụp ảnh cùng đàn bồ câu. Đường phố Yangon rất yên bình, xe hơi là chính, rất ít xe máy. Không có nhiều cao ốc nhưng thành phố vẫn toát lên vẻ gọn gàng, ngăn nắp như cái quy hoạch thời xưa. Mọi người vẫn mặc những chiếc longyi truyền thống để sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, cả đàn ông và phụ nữ. Tự dưng lúc đó thầm nghĩ phải chi áo dài cũng được vậy.
Anh tài xế còn muốn đưa thăm thêm một cái hồ, nhưng được nhắc trước về tình trạng kẹt xe, 4 giờ 30 chiều tôi nhờ anh đưa thẳng ra bến xe Aung Migalar để đến Bagan trên chuyến bus đêm. Vậy mà hơn 5 giờ 30 mới đến nơi. Check in xong, chúng tôi kịp lê la ra cái quán gần đó ăn ít đồ ăn địa phương rồi lên bus khởi hành lúc 7 giờ tối.
Đã đọc nhiều review, nên tôi chọn xe JJ cho toàn bộ chuyến đi. Dịch vụ rất tốt, ghế ngồi rộng rãi, có đồ gác chân, máy lạnh rất lạnh, không mang đến cảm giác mệt, ghế có tấm lót thay sau mỗi lần khách dùng, chăn được giặt rất thơm tho (chứ không như mấy chiếc xe giường nằm ở Việt Nam). Hành lý được giữ ở hầm đều có thẻ hẳn hoi. Những chuyến đi đêm thế này lại còn được cung cấp thức ăn, mỗi người một hộp gồm 4-5 loại bánh ngọt. Ai chưa ăn tối thì phần ăn này hoàn toàn có thể làm bao tử đủ no để ngủ qua đêm. Tất cả mọi chuyến xe đều có nước, mỗi hành khách một chai. Còn có một điều rất hay là tôi thấy trước ghế ngồi của mỗi người đều có một cái bao nilon. Tưởng là nhà xe hỗ trợ cho hành khách say xe, nhưng ngẫm lại xe thế này chẳng ai say được, mới nhớ ra người Myanmar ăn trầu nhiều kinh khủng, cái bao này cho họ nhổ nước trầu. Một sự chăm sóc nhỏ nhưng rất tinh tế. Trước mỗi ghế đều có màn hình để chỉnh nhạc tự nghe. Go rất thích thú với chiếc xe này. Cứ lên xe, nghịch nghịch màn hình xíu, đọc sách xíu rồi tự mặc áo lạnh, kéo chăn đắp rồi gối đầu lên chân mẹ đánh một giấc cho tới sáng.
Khu trung tâm của Yangon |
Anh tài xế còn muốn đưa thăm thêm một cái hồ, nhưng được nhắc trước về tình trạng kẹt xe, 4 giờ 30 chiều tôi nhờ anh đưa thẳng ra bến xe Aung Migalar để đến Bagan trên chuyến bus đêm. Vậy mà hơn 5 giờ 30 mới đến nơi. Check in xong, chúng tôi kịp lê la ra cái quán gần đó ăn ít đồ ăn địa phương rồi lên bus khởi hành lúc 7 giờ tối.
Gánh hàng rong |
Đã đọc nhiều review, nên tôi chọn xe JJ cho toàn bộ chuyến đi. Dịch vụ rất tốt, ghế ngồi rộng rãi, có đồ gác chân, máy lạnh rất lạnh, không mang đến cảm giác mệt, ghế có tấm lót thay sau mỗi lần khách dùng, chăn được giặt rất thơm tho (chứ không như mấy chiếc xe giường nằm ở Việt Nam). Hành lý được giữ ở hầm đều có thẻ hẳn hoi. Những chuyến đi đêm thế này lại còn được cung cấp thức ăn, mỗi người một hộp gồm 4-5 loại bánh ngọt. Ai chưa ăn tối thì phần ăn này hoàn toàn có thể làm bao tử đủ no để ngủ qua đêm. Tất cả mọi chuyến xe đều có nước, mỗi hành khách một chai. Còn có một điều rất hay là tôi thấy trước ghế ngồi của mỗi người đều có một cái bao nilon. Tưởng là nhà xe hỗ trợ cho hành khách say xe, nhưng ngẫm lại xe thế này chẳng ai say được, mới nhớ ra người Myanmar ăn trầu nhiều kinh khủng, cái bao này cho họ nhổ nước trầu. Một sự chăm sóc nhỏ nhưng rất tinh tế. Trước mỗi ghế đều có màn hình để chỉnh nhạc tự nghe. Go rất thích thú với chiếc xe này. Cứ lên xe, nghịch nghịch màn hình xíu, đọc sách xíu rồi tự mặc áo lạnh, kéo chăn đắp rồi gối đầu lên chân mẹ đánh một giấc cho tới sáng.
-----------------
Ngày 2 và 3: Bagan
Bagan bình yên |
Xe đến nơi lúc 4 giờ 30 sáng. Tôi bật Google Map lên xem địa điểm khách sạn Myanmar Han Hotel thì thấy chỉ cách bến xe chừng 5km nên tự tin ra trả giá với taxi. Taxi ở Myanmar không có đồng hồ tính tiền, toàn phải trả giá. Họ hét 10.000 kyats. Tôi mạnh miệng 5.000 kyast thôi. Cuối cùng chốt 6.000 kyats và tôi vẫn rất tự tin vì mình đã trả giá tốt. Sau này phát hiện hóa ra vẫn hố. Cậu lễ tân ở khách sạn bảo đi cung đường này chỉ mất có 3.000 kyats là hết mức.
Đến khách sạn, tôi lại phát hiện ra mình hố một lần nữa. Khi book, tôi đã chọn filter là New Bagan, mà không hiểu sao bị đưa ra rìa - thị trấn Nyaung U - cách trung tâm Bagan chừng 12km. Và đoạn đường của khách sạn thì tối om om, tuyệt nhiên không có một cái bóng đèn đường nào. Nhưng may mắn (hay là nhìn tích cực) thì khách sạn này cực kỳ tốt. View ăn buffet sáng nhìn ra núi, cả một khoảng bao la bát ngát. Ngoài ra dịch vụ rất ổn, nhân viên thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Mượn tạm nhà vệ sinh của khách sạn để làm vệ sinh buổi sáng, thay bộ đồ mới cho thơm tho hơn, tôi hỏi thuê e-bike của khách sạn nhưng họ không còn đủ xe. Bù lại họ gọi giúp chúng tôi một chiếc taxi để vào trung tâm thuê xe, giá taxi chỉ 5.000 kyats. Và giá xe thuê chỉ là 5.000 kyats cho một ngày sử dụng (chứ không phải là 11.000 kyats như các bài review).
Xe taxi đưa chúng tôi đến sân bay để một cô bạn Trung Quốc bay sang Inle. Cô bạn ngồi cười hóm hỉnh kể sang đây 7 ngày đã bệnh hết 6 ngày, lý do là ngộ độc thực phẩm. Hôm nay có thời gian khỏe mới bay đi sang nơi khác. Cả hai cùng cười vui trước câu chuyện “bỏ trốn” khỏi gia đình vào dịp Tết nguyên đán. Cái vui của việc làm một traveller là bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu chuyện thú vị như thế.
Bingo hào hứng khi lần đầu được đi e-bike bon bon trên con đường vắng của xứ Bagan. Trời lạnh căm căm. Hai mẹ con cứ vậy lăn bánh giữa đuổi theo ánh mặt trời lọt qua kẽ lá giữa hai hàng cây. Cậu nhóc reo lên: “Lạnh quá! Nhưng mà ánh nắng nhảy nhót đẹp quá mẹ!” Và cậu nhóc đặc biệt thích chí khi thấy mấy chiếc khinh khí cầu bay trên đầu, hay từ xa xa phía những ngôi đền.
Suốt hai ngày ở Bagan, hai mẹ con rong ruổi trên chiếc e-bike này. |
Tôi dò bản đồ tìm đến quán Welcome Typical Food House. Tôi tìm thấy quán ăn này được giới thiệu khá nhiều trên Tripadvisor. Một quán ăn siêu dễ thương với lối decor “rất Myanmar”. Tôi chọn cho mình món mì gà và Bingo một phần cà ri không cay. Chủ quán mang ra bánh phồng tôm, thịt viên và rau củ chiên giòn. Tôi nhướn mắt ý dò hỏi thì được trả lời ngay: “Just a gift.” Hai mẹ con sau khi dùng xong phần “gift” này thì đúng là no ngang hông mất rồi. Đến khi món chính ra thì hai mẹ con rệu rạo ráng ních vào vì sợ bỏ phí. Go loanh quanh quán thấy món decor hay quá đứng nhìn chỉ trỏ, vậy mà chị chủ gỡ và tặng luôn cho con. Ăn xong lại còn được tặng thêm một đĩa dưa hấu tráng miệng. Tới cuối chuyến đi, tôi mới nhận thấy rằng ở Myanmar các quán ăn hay tặng thêm món này món kia, rất nhiệt tình và thân thiện.
Cậu nhóc thường xuyên được cho quà trong suốt thời gian ở Myanmar. |
Đây là ngôi làng có lịch sử khoảng 600 năm với hơn 11 thế hệ đã từng sinh sống. Go hứng thú nhìn cảnh người ta cắt rau bằng máy, nghệ nhân làm tranh cát, cái máy cắt rau người ta tự chế… Thoáng trong ánh nắng chiếu qua chái bếp, bà cụ 91 tuổi vẫn ngồi tẩn mẩn lặt từng cọng rau chuẩn bị bữa trưa. Yên bình lắm!
Quang cảnh ở Minanthu |
Bà cụ 91 tuổi đang nấu bếp. |
Tranh cát có mặt khắp nơi ở Bagan. |
Ờ Bagan tôi thường xuyên thấy những trạm nước miễn phí như thế này cho người đi đường. Rất dễ thương! |
Rối truyền thống |
Mẹ gục lên bàn chợp mắt một chút rồi lấy xe dẫn con chạy ra ngôi đền quỷ ám nổi tiếng ở Bagan. Lúc này mới phát hiện mình chưa mua tấm vé tham quan Bagan, 25.000 kyats để được phép vào những địa điểm nổi tiếng nhất. Sau đó, hai mẹ con đến Shwesandaw để chuẩn bị xếp hàng ngắm hoàng hôn.
Nhưng… lại chữ “nhưng”... Sau trận động đất năm 2016, Shwesandaw đã bị đóng cửa, và chính quyền Bagan đã ban hành lệnh cấm leo đền. Hai mẹ con đi một vòng. Tôi nhìn mà mún gào lên vì tức… hux hux… Cả hai lầm lũi quay ra dắt xe định đi ăn tối luôn cho gọn. Nào ngờ… là chữ “ngờ”... Một anh người địa phương tiếp cận đề nghị để dắt đi leo đền xem hoàng hôn, ở gần chỗ ảnh ở. Ảnh tự giới thiệu là họa sĩ vẽ tranh cát, xem xong thích thì mua, không thì thôi. Thế là túm xe chạy ngay theo ảnh. Chạy lòng vòng, một hồi mình thấy con đường sao cứ heo hút, lại vào những góc rất khuất. Rồi tự dưng lại thấy sợ. Tôi đâu có biết tiếng bản địa, trời ơi! Thế là bấm bụng bảo Go ngồi yên, bám chặt để mẹ bỏ chạy ra. Cắm cắm cổ chạy thật nhanh, vài bạn trai bản địa huýt sáo trêu ghẹo. Tự dưng thấy mình bỏ ra đúng quá. Quay lại đúng Shwesandaw, tôi và Go mới giảm tốc độ chậm rãi đi. Lại một anh thanh niên khác tiếp cận. Tôi mới phát hiện thì ra đây là loại dịch vụ tự phát. Người dân ở đây cũng nhanh nhạy thật đó chứ. Có chút chần chừ thì một gia đình người Pháp chạy đâm ngay vào mình rồi hỏi: “Tao muốn đến Shwesandaw. Mày biết quẹo đâu không chỉ tao với?” Tôi nhanh miệng nói ngay: “Nó ngay phía sau này thôi, nhưng đóng cửa mất rồi, vì trận động đất năm 2016. Có anh này muốn dẫn đi ngắm hoàng hôn ở chỗ khác. Nhà mày muốn xem không? Đi chung luôn”. Ảnh cười gật đầu ngay. Tôi tự dưng cũng nhẹ hẳn. Rồi cả nhóm cùng đến một nơi cũng heo hút không kém chỗ khi nãy. Có một cái đền bé xíu. Trên đó người ta đang ngồi rất đông, tripod, lens dài đầy đủ để săn ảnh hoàng hôn. Hóa ra không phải mỗi mình mình! Nghĩ rồi tôi tự cười.
Hoàng hôn ở Bagan nằm trong wishlist của tôi. Quả không làm người xem phải thất vọng. Ánh mặt trời dần buông. Ánh nắng khuất dần sau những rặng cây, sau chóp nhọn của những ngôi đền. Đến khi mặt trời mất dạng hẳn ở phía đường chân trời, chúng tôi mới đứng dậy đi về. Anh dẫn đường lại đúng bài trải tranh cát ra bảo xem. 20.000 kyast/bức. Tôi không mua, gửi công ảnh 5.000 kyats rồi đi. Ở đâu trên đất Bagan này cũng đều thấy tranh cát. Nên cẩn thận, nhìn thì đẹp, nhưng mua về thì chẳng biết làm gì cả.
Hai mẹ con túc tắc đến quán bbq nổi tiếng ở New Bagan rồi gọi đúng một phần cơm chiên kimchi để ăn. Đi với bạn Go được tiết kiệm ăn uống lắm. Chỉ cần một phần ăn là cả hai đều ấm bụng.
Hoàng hôn ở Bagan |
Hành trình đáng sợ nhất của chuyến đi là đây. Tôi mang xe đi trả, thì cô bé cho thuê hỏi tên khách sạn, rồi bảo thôi tôi cứ mang về khách sạn đi rồi mai lại đi, tối mai cổ tới lấy. Tôi hồ hởi nghĩ rằng đỡ tốn được một khoản taxi. Vậy đó, quên mất con đường dài 12km toàn cây, thi thoảng mới có một bóng nhà, và đặc biệt nhất là ⅔ con đường đó hoàn toàn không có đèn đường. Mô tả bằng đúng một từ “tối om om”. Hai con người một lớn một nhỏ cố phăm phăm chạy không ngó nghiêng. Thi thoảng có vài chiếc xe máy, taxi (loại như xe lam ở Việt Nam) chạy ngang qua, mấy thanh niên buông lời trêu ghẹo. Hay đáng sợ hơn là lúc qua đoạn chỉ toàn cây, một bà già kêu với lại, Go còn hỏi “Bà đó kêu gì kìa mẹ!” Thôi ai kêu gì thì kêu, cứ cắm đầu cắm cổ mà chạy. Khổ nỗi chiếc e-bike chỉ chạy nhanh nhất là 40km/h thôi. Có chỗ nào sáng sáng, lại tấp vào kiểm tra Google map xem còn cách bao xa nữa. Vậy mà cuối cùng hì hục cũng tới. Hai mẹ con dặn nhau gọi về nhà không được kể ông bà ngoại nghe. Rồi gọi điện xong thì cùng nhau khui hộp socola ngồi ăn mừng.
Theo lịch trình sáng hôm sau, tôi và Go sẽ cùng nhau đi xem mặt trời mọc cùng với khách của resort ở một đỉnh núi gần đó. Tôi không thể nào can đảm vượt qua được đoạn tối om tối qua để đến khu Old Bagan nhờ mấy anh kia dẫn đi nữa, nên đành chịu. Nào ngờ (lại ngờ!) Go không thức dậy nổi. Thế là đã bỏ lỡ mất một cảnh “must see” ở Bagan rồi.
Hai mẹ con đi loanh quanh chụp ảnh đền đài, rồi lại quay lại quán ăn trưa hôm trước để dùng bữa trưa. Sau đó, chúng tôi mua ít Tamarind flakes (Kẹo me lát) được bán tại quán mang về làm quà.
Chiều, chúng tôi ra bến xe JJ để đến Mandalay. Trên đường đi, xe có dừng nghỉ một chút ở quán ven đường. Thấy món bánh ngon ngon, rắc thêm tí đường nhìn ngồ ngộ, tôi mua ngay 1 phần khoảng 1.000 kyats. Vừa cắn một miếng nuốt vào, chỉ muốn nôn thốc ra. Ráng nuốt miếng bánh đó, tôi quăng luôn cả bịch. Đi chơi, thưởng thức ẩm thực là niềm vui. Nhưng không phải món nào cũng đáng để ăn.
Tầm hơn 6 giờ chiều xe cập bến Mandalay.
-----------------
No comments:
Post a Comment